start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Chương trình - dự án; chuongtrinhduan

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
Văn hóa, di tích, danh thắng

Đình Thường Thạnh

22/03/2012 07:00
Màu chữ Cỡ chữ

Vào những năm đầu thế kỷ XIX di tích chỉ là ngôi miếu nhỏ để thờ cúng thần linh, sau được nâng cấp thành ngôi đình. Năm 1839, vùng đất Cần Thơ mang tên Phong Phú, làng Thường Thạnh được xác lập, đình cũng lấy tên là Thường Thạnh - Thuờng Thạnh có nghĩa là thịnh vượng lâu dài, mãi mãi.

Vào những năm đầu thế kỷ XIX di tích chỉ là ngôi miếu nhỏ để thờ cúng thần linh, sau được nâng cấp thành ngôi đình. Năm 1839, vùng đất Cần Thơ mang tên Phong Phú, làng Thường Thạnh được xác lập, đình cũng lấy tên là Thường Thạnh - Thuờng Thạnh có nghĩa là thịnh vượng lâu dài, mãi mãi.
 
 

Do đình nằm gần ngã ba sông, nơi có dòng nước xoáy (vận) nên người dân quen gọi là đình Nước Vận và gọi cho đến ngày hôm nay.

 

- Dưới triều Vua Gia Long 1802-1820 đến triều Vua Minh Mạng thứ 13 năm 1832 Cần Thơ thuộc địa phận huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh - vùng Thường Thạnh thuộc huyện Vĩnh Định.

 

- Năm 1868, Pháp chiếm xong ba tỉnh Miền Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) Thường Thạnh thuộc huyện Phong Phú (Cần Thơ). Nghị định ngày 20/12/1889 chính quyền Pháp bãi bỏ danh xưng địa hạt, chia Nam kỳ thành 21 tỉnh, trong đó có tỉnh Cần Thơ.

 

- Năm 1917, xã Thường Thạnh, thuộc tổng Định Bảo, quận Châu Thành, tỉnh Cần Thơ.

 

- Năm 1956 tỉnh Cần Thơ đổi tên thành tỉnh Phong Dinh, xã Thường Thạnh thuộc tổng Định Bảo, quận Châu Thành, tỉnh Phong Dinh.

 

- Sau năm 1975, xã Thường Thạnh thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đến năm 1991 chia tách tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng, lúc này Thường Thạnh thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ

 

- Di tích lịch sử- văn hóa Đình Thường Thạnh thuộc loại hình Di tích kiến trúc nghệ thuật.

 

Đình Thường Thạnh hiện nay là công trình được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vừa theo kiểu phương đông truyền thống, vừa chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương tây. Sự kết hợp hài hòa đó đã tạo cho công trình một dáng vẻ riêng vững vàng, cân đối, gần gũi với thiên nhiên và tâm hồn người Việt. Nổi bật và đáng chú ý nhất là kiểu kiến trúc 3 gian theo quan niệm “tam gian phú qúy” các hoa văn, họa tiết trên bao lam, thành vọng, khánh thờ được chạm khắc công phu nhưng không cầu kỳ phức tạp. Mỗi đề tài đều thể hiện rõ nét sự khéo léo về nghệ thuật chạm khắc gỗ của các bật thợ tiền bối tài hoa. Từ những đặt điểm riêng về kiến trúc, nghệ thuật kết hợp với sinh hoạt lễ hội truyền thống trong không gian thoáng, rộng, đình Thường Thạnh như một bức tranh toàn cảnh của làng quê Việt Nam xưa với bến nước, sân đình và những phong tục, tập quán, nghi lễ gắn liền với đời sống tâm linh bình dị của cư dân vùng sông nước Tây Nam bộ. Tất cả các yếu tố đó đã chứng minh đình Thường Thạnh là công trình văn hoá, tín ngưỡng rất có giá trị cần được giữ gìn, bảo lưu để làm “giàu” thêm kho tàng di sản văn hoá dân tộc tại thành phố Cần Thơ nói riêng, vùng đất Nam bộ nói chung.

Các tin khác

  • Văn hóa ứng xử trong cuộc sống (15/08/2017)
  • Hiệp Thiên Cung- Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (03/08/2017)
  • 85 năm phòng trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (11/09/2015)
  • 75 Năm Khởi nghĩa Bắc Sơn (11/09/2015)
  • 70 năm ngày Nam Bộ Kháng chiến (11/09/2015)
  • Chợ nổi Cái Răng (22/03/2012)
  • Chùa Hiệp Thiên Cung (22/03/2012)
  • Trang đầu 1 Trang cuối

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar