start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar

Chương trình - dự án; chuongtrinhduan

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar
Văn hóa, di tích, danh thắng

Chùa Hiệp Thiên Cung

22/03/2012 06:15
Màu chữ Cỡ chữ



Lúc mới hình thành, khoảng từ thập niên 40 của thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX, di tích có tên là Quan Đế Miếu (miếu thờ Quan Công hay Quan Thánh Đế Quân). Năm 1940, di tích được trùng tu lại và đổi tên là Hiệp Thiên Cung.
 

Lúc mới hình thành, khoảng từ thập niên 40 của thế kỷ XIX cho đến đầu thế kỷ XX, di tích có tên là Quan Đế Miếu (miếu thờ Quan Công hay Quan Thánh Đế Quân). Năm 1940, di tích được trùng tu lại và đổi tên là Hiệp Thiên Cung.
Toàn cảnh Chùa Hiệp Thiên Cung
- Ngoài ra, di tích còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Ông Cái Răng để phân biệt với các chùa Ông khác, và vị thần thờ chính là Quan Thánh Đế Quân.
- Di tích lịch sử - văn hóa, thuộc loại hình: Di tích kiến trúc Nghệ thuật 
- Hiệp Thiên Cung nằm ngay trung tâm chợ Lê Bình (chợ Cái Răng), phường Lê Bình, quận Cái Răng vì vậy có thể đến di tích bằng cả hai phương tiện giao thông thủy - bộ. 
+ Đường bộ: Từ trung tâm thành phố Cần Thơ theo Đại lộ Hòa Bình và đường 30-04 ra quốc lộ I về hướng Sóc Trăng khoảng 05km, qua cầu Cái Răng rẽ trái vào đường Nguyễn Trãi, đi thêm 150m vào đường Lê Thái Tổ, sau đó đi khoảng 200m là đến di tích.
+ Đường thủy: Từ bến Ninh Kiều theo sông Cần Thơ về hướng chợ nổi Cái Răng khoảng 03km, đến cầu tàu chợ Cái Răng (cách cầu Cái Răng 100m) lên đường Lê Thái Tổ đi tiếp 200m là đến di tích.
Hiệp Thiên Cung là một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của người Hoa Triều Châu ở thị trấn Cái Răng, tính nghệ thuật thể hiện rõ qua phong cách kiến trúc, nghệ thuật thư pháp và các đề tài trang trí với kỹ thuật chạm trổ tinh tế, uyển chuyển, và giữ được nét nghiệm trang của điện thờ, vừa tạo được sự gần gũi trong không gian sinh hoạt đô thị. Là một chứng tích lịch sử ghi dấu quá trình định cư của người Hoa, sự hình thành và phát triển của thị trấn Cái Răng. Ngoài chức năng là hội quán, đây còn là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của người Hoa. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Hội người Hoa đã cùng với người việt góp công góp sức cho cách mạng. Điều đó thể hiện tình đoàn kết giữa hai dân tộc trong quá trình tồn tại, hội nhập và phát triển. Vì vậy Hiệp Thiên Cung chính là di sản quý báo là niềm tự hào về văn hóa - lịch sử của quận Cái Răng và thành phố Cần Thơ.

Các tin khác

  • Văn hóa ứng xử trong cuộc sống (15/08/2017)
  • Hiệp Thiên Cung- Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (03/08/2017)
  • 85 năm phòng trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (11/09/2015)
  • 75 Năm Khởi nghĩa Bắc Sơn (11/09/2015)
  • 70 năm ngày Nam Bộ Kháng chiến (11/09/2015)
  • Chợ nổi Cái Răng (22/03/2012)
  • Đình Thường Thạnh (22/03/2012)
  • Trang đầu 1 Trang cuối

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar